Cửu cung Bát quái trong Phong Thủy
ứng với bảy ngôi sao của chòm sao Bắc đẩu và hai sao Tả phù, Hữu bật trong Thiên văn học cổ của Trung Quốc nên được gọi là Cửu tinh.
Hệ thống Cửu tinh là một trong những lý luận quan trọng nhất của Phong thủy Huyền không. Cửu tinh ứng với thời gian Cửu vận, mỗi một vận có một sao chi phối vũ trụ và tạo ra vượng khí. Cụ thể như sau:
Vận 1: Nhất bạch (Tham lang tinh) vượng khí
Vận 2: Nhị hắc (Cự môn)
Vận 3: Tam bích (Lộc tồn)
Vận 4: Tứ lục (Văn khúc)
Vận 5: Ngũ hoàng (Liêm trinh)
Vận 6: Lục bạch (Vũ khúc)
Vận 7: Thất xích (Phá quân)
Vận 8: Bát bạch (Tả phù)
Vận 9: Cửu tử (Hữu bật)
* Ngoài việc nắm lệnh thời gian, chi phối các vận, Cửu tinh còn chi phối không gian trong Phong thủy. Tại đại bàn nguyên gốc.
Nhất bạch thuộc Thủy ở cung Khảm (Chính Bắc) có ba sơn Nhâm, Tý, Quý
Nhị hắc thuộc Thổ ở cung Khôn (Tây Nam) có ba sơn Mùi, Khôn, Thân
Tam bích thuộc Mộc ở cung Chấn (Chính Đông) có ba sơn Giáp, Mão, Ất
Tứ lục thộc Mộc ở cung Tốn (Đông Nam) có ba sơn Thìn, Tốn, Tị .
Ngũ hoàng thuộc Thổ (ở vị trí trung tâm) Lục bạch thuộc Kim ở cung Càn (Tây Bắc) có ba sơn Tuất, Càn, Hợi .
Thất xích thuộc Kim ở cung Đoài (Chính Tây) có ba sơn Canh, Dậu, Tân .
Bát bạch thuộc Thổ ở cung Cấn (Đông Bắc) có ba sơn Sửu, Cấn, Dần .
Cửu tử thuộc Hỏa ở cung Ly (Chính Nam) có ba sơn. Bính, Ngọ, Đinh.
Mỗi sao lại có đặc tính riêng biệt. Có tốt, có xấu. Tốt là khi đắc vận, xấu là khi thất vận. Cụ thể những cát hung của Cửu tinh như sau;
phongthuygiatrannam.com
NHẤT BẠCH – THAM LANG Thiên tượng: Tượng trưng cho trăng, nước mưa, cầu vồng, mây, sương, tuyết. Khí tượng mùa đông. Địa tượng: Tượng trưng cho ao hồ khe đầm, biển cả, suối, giếng, kênh ngòi, rãnh, hố nước thải, nơi ẩm thấp.
• Thành viên gia đình : Tượng trưng cho trung nam, người nghiện rượu, người lái đò, người sống trên sông nước, sư sãi, đạo sỹ, đạo tặc, thổ phỉ. Tính tình nông nổi, lông bông, nhu mỳ, dương thích thẳng, âm thích cong, lấy cong làm tình trong các khí quan trong cơ thể, tượng trưng cho tai, máu, thận, tóc, mỡ. Vật tượng: Màu sắc là màu đen, màu xanh lam; hình dáng lượn sóng, hình cánh cung. Với nhà cửa, ứng với nhà nổi, nhà ven sông nước, quan rượu nhà trọ, kỹ viện, nhà tắm. Với động vật ứng với con lợn, cá, cáo, hươu, chim én, ốc, côn trùng và loài chuột sống ở nơi ẩm thấp. Với thực vật, ứng với rong, cây gai, loài cỏ mềm yếu. Với đồ ăn thức uống, ứng với rượu thịt, thủy hải sản, canh, giấm. Với đồ vật ứng với đồ đựng rượu, đựng nước. Ngũ hành thuộc Thủy, phương vị chính Bắc, cung Khảm, màu sắc trắng, số tương ứng 1 Khi Nhất bạch nhập trung cung, cung Can, Cung Đoài là sinh vượng. Trong bốn mùa, mùa đông và mùa thu sinh vượng. Còn lại ở các cung, các mùa khác là suy tử. Nhất bạch sinh vượng, chủ vượng cả đinh lẫn tài, lợi cho cả nghiệp văn lẫn nghiệp võ, trẻ tuổi thi cử đỗ đạt, tiếng tăm lừng lẫy, thường sinh con trai thông minh tài trí. Người làm quan sẽ gặp bổng lộc, thăng chức phát tài. Người thường gặp tin vui về tiền bạc. Đây là cát tinh hàng đầu trong Cửu tinh. Khi lâm trạng thái suy tử dễ gây họa do đam mê tửu sắc, hoặc vì đam mê tửu sắc mà tan cửa nát nhà. Dễ mắc các bệnh về tai, suy thận, bệnh về bàng quang, sức khỏe giới tính và sinh sản. Nghiêm trọng thì hình khắc vợ, gây mù lòa, yểu mệnh, sống phiêu bạt (Tương truyền Tham lang là hóa thân của Đát Kỷ thời Phong thần, đa tài đa nghệ, giỏi văn chương nghệ thuật. Khi sao này thất vận dễ gặp tai kiếp đào hoa, vì đam mê tửu sắc mà sạt nghiệp.)
NHỊ HẮC – CỰ MÔN Thiên tượng: Tượng trưng cho mây đen, băng giá, hơi sương, khí thuần âm. Khí tượng là thời điểm giữ mùa hạ và mùa thu. Địa tượng: Tượng trưng cho mặt đất, cánh đồng, làng quê, bãi đất bằng phẳng. Do thuần âm nên cũng tượng trưng cho hầm tối, rừng cây, bóng tối, góc tối, cũng thuộc khái niệm trừu tượng và huyền bí.
• Thành viên gia đình: Tượng trưng cho mẹ, mẹ kế, người nông dân, người thôn quê, quần chúng, phụ nữ cao tuổi, ni cô, sỹ quan quân đội, giáo viên, quả phụ, tiểu nhân. Tính tình nhu hòa, điềm tĩnh. Với khí quan trên cơ thể, tượng trưng cho bụng, dạ dày, tỳ, thịt. Vật tượng: Hình dáng bằng phẳng, rộng rãi, vuông vức. Màu sắc là màu vàng hoặc màu đen. Với nhà cửa, là thôn trang, ruộng vườn nhà cửa, nhà thấp, thềm đất, nhà kho, kinh đô, cung điện, thành ấp, tường bao, mồ mả. Với động vật tượng trương cho bò, nghé, bê, dê, cừu, khỉ, ngựa cái, phiếm chỉ loài thú. Với thực vật tượng trưng cho vải bông, ngũ cốc, vải sồi, cán gỗ. Với đồ vật tượng trưng cho hình vuông, đồ bằng phẳng, thùng, đồ sành sứ, xe kiệu, nông cụ, mâm. Cự môn thuộc hành Thổ, phương vị Tây nam, cung Khôn, màu đen, số tương ứng 2. Khi Cự môn gặp thế sinh vượng thì có quyền có của, cơ ngơi bề thế, vượng cả đinh lẫn tài, thường xuất hiện võ quý, phụ nữ cai quản gia đình, đa mưu, keo kiệt. Khi sao này lâm trạng thái suy tử dễ gặp tai họa vì sắc, hoặc xảy ra hỏa hoạn. Dễ gây điều tiếng thị phi, làm hao tiền tốn của. Phụ nữ trong nhà dễ bị xảy thai, đau bụng, mụn nhọt và các bệnh ngoài da, đặc biệt ở cơ quan sinh sản phụ nữ và hai nách. Nếu nhà của âm u, ở lâu sẽ gặp cảnh phụ nữ ở góa cai quản gia đình, người ốm mắc bệnh lâu ngày không khỏi. (Tương truyền Cự môn là hóa thân của bà Mã Thiên Kim vợ của Khương Tử Nha. Vốn là một người phụ nữ ghê gớm, nhỏ mọn, thích gây chuyện thị phi cãi vã. Trong phong thủy gặp sao này đắc vận tất chủ nhân có tài hùng biện, quyền biếm, văn võ thao lược, ruộng vườn bát ngát. Khi sao này thất vận thì dẫn đến chuyện thị phi, tai tiếng, kiện tụng, bất lợi cho phụ nữ trong gia đình)
3/ TAM BÍCH – LỘC TỒN Thiên tượng: Tượng trưng cho sấm, trời nắng, gió, cát. Khí tượng là mùa xuân Địa tượng: Tượng trưng cho nùi cao, thanh tú, xanh mướt. Cũng là đường quốc lộ, chợ búa.
• Thành viên gia đình : Tượng trưng cho con trai trưởng, người có tài xuất chúng, hầu tước, quan tòa, cảnh sát, tướng soái, thương nhân, đạo tặc, tính tình mạnh mẽ. Với khí quan trên cơ thể, tượng của chân, giọng nói, gan, tóc Vật tượng: Về hình dáng, tượng cho cây cao vút, xanh mướt. Với nhà cửa tượng trưng cho tầng lầu, nhà cao ốc. Với động vật tượng trưng cho rồng, rắn, hạc, cò, ngựa. Với thực vật tượng trưng cho cây to, rừng rậm, rừng trúc. Với đồ vật tượng trưng cho trụ cột, đền thờ dụng cụ tra tấn, nhạc cụ (bằng gỗ, trúc), xe quân sự, cột đèn, tháp cao, kiệu Lộc tồn ngũ hành thuộc Mộc, phương vị chính Đông, cung Chấn, màu xanh, số tương ứng 3 Khi Tam bích sinh vượng chủ hưng gia lập nghiệp, giàu sang phú quý, công thành danh toại, vượng nhất ngành trưởng Tam bích gặp suy tử chủ về dễ dính líu đến kiện tụng, dễ gặp trộm cướp, sinh bệnh tật hình khắc vợ con, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng máu, bệnh về chân, bệnh liên quan đến gan và mật (Lộc tồn chính là Lộc Tồn chân nhân chủ thật thà phúc hậu, cần kiệm, giữ của, phúc lộc trời ban, giàu sang phú quý…)
4/ TỨ LỤC – VĂN KHÚC Thiên tượng: Tượng trưng cho gió, cầu vồng. Khí tượng là thời điểm giữ mùa xuân và mùa hạ. Địa tượng: Ở hướng Đông Nam, tượng trưng cho cây cỏ mọc tươi tốt, vườn hoa quả, vườn cây, bãi cỏ, rừng cây, công viên, trường học.
• Thành viên gia đình : Tượng trưng cho trưởng nữ, quả phụ, đạo sỹ, ni cô, thợ nữ, y tá, tính chất ôn hòa. Trong xã hội tượng trưng cho nhân văn, tiến sỹ viện hàn lâm, quan cai ngục, tì thiếp, triệu phú. Với khí quan trên cơ thể tượng trưng cho cánh tay, tròng trắng trong mắt, giọng nói. Vật tượng: Hình dáng dài mảnh, màu xanh lục, xanh biếc. Với nhà cửa tượng trưng cho chùa chiền, lâu đài, nhà trong rừng, nhà hướng Đông Nam. Với động vật tượng trưng cho gà, rắn, vịt, ngỗng, loài côn trùng biết kêu. Với thực vật tượng trưng cho cây thân thấp, cây gai, cây trà. Với đồ vật là dây thừng, mây, mộc hương, lông vũ, cánh buồm, đồ tinh xảo Ngũ hành của Tứ lục là Mộc, màu xanh, phương vị Đông Nam, thuộc cung Tốn, số tương ứng là 4 Khi sao này sinh vượng chủ thi cử đỗ đạt, quân tử thăng quan, tiểu nhân có tiền của, lấy được vợ hiền, chồng giỏi, có tài văn chương. Tứ lục lâm suy tử chủ mắc bệnh thần kinh, bị hen suyễn, sống phiêu bạt, vì đam mêm tửu sắc mà phá tan cơ nghiệp. Dễ bị xảy thai, dễ mắc bệnh ở vùng thắt lưng, dễ gặp tai nạn bất ngờ (Tương truyền sao Văn khúc còn gọi là Văn Xương đế quân, có công lao dậy dỗ con người, là thần coi xét việc khoa cử, văn chương…
5/ NGŨ HOÀNG – LIÊM TRINH Thiên tượng: Tượng trưng cho sương trên núi, khí ôn hòa, mật ngọt, gió lớn Địa tượng: Tượng trưng cho phòng khách, nhà bỏ hoang, bãi đất hoang, gò đống hoang tàn, nghĩa địa, sa mạc.
• Thành viên gia đình : Tượng cho dì, vĩ nhân, ác bá, người điên, người lái buôn, tử tù, nhà buôn đồ cổ, nhân vật quyền uy. Vật tượng: Với thực vật là các lời cây có độc, như cây anh túc, trúc đào, cà độc dược, cây đay. Với động vật là mãnh thú, rắn độc, bọ cạp, cóc, rết, bọ chét, muỗi, cá heo. Với đồ vật là vật dụng cũ, nông cụ cũ, vật báu gia truyền, pháp khí, đồ tế, đồ chôn cất theo người. Ngũ hoàng là Thổ tinh, phương vị trung tâm, màu vàng, số tương ứng 5 Ngũ hoàng Thổ tinh ở chính giữa, uy danh chấn động bốn phương, trong tám hướng nó không có vị trí cố định, mà khi Cửu tinh phi hành, nó sẽ nhập vào vị trí trống. Ví dụ khi Thất xích nhập trung cung, bảy sao Bát bạch, Cửu tử, Nhất bạch, Tam bích, Tứ lục lần lượt tới vị trí, cuối cùng còn trông ô cung Chấn, Ngũ hoàng Thổ tinh sẽ tọa ở vị trí này. Số cung Ngũ hoàng Thổ tinh trên phi tinh bàn đúng bằng hiệu số của 10 và số sao nhập trung cung (tức là như ví dụ trên 10 – 7 = 3), số 3 thuộc cung Chấn trên Tinh bàn Ngũ hoàng Thổ tinh ở vị trí giữa, chiếm địa vị cao quý, truyền lệnh đi bốn phương, do vậy hoàng đế các đời đều coi màu vàng là màu sắc của Đế quyền, họ tự xưng mình là rồng vàng, khoác hoàng bào. Khi Ngũ hoàng nhập trung cung được coi là cát tinh thì vượng cả đinh lần tài, sự nghiệp phát triển nhưng khi nó bay đến hướng khác sẽ trở thành đại hung, được coi là Ngũ hoàng đại sát, Mậu kỷ sát, được coi là sát tinh lớn nhất thế gian, nếu gặp Thái tuế hoặc Tam sát, Thất sát thì hung tướng phát tác, hại người mất của, nhẹ thì gặp tai họa, bệnh tật, nặng thì mất mạng năm người. Sao này khi ở trung cung mà sinh vượng thì vượng khí của nó ban ra khắp bốn phương, nhưng khi bay đến hướng khác dù sinh hay khắc đều bộc lộ hung tướng, khi ứng dụng thuật phong thủy phải hết sức đề phòng (Tương truyền Ngũ hoàng Liêm trinh là hóa thân của Phí Trọng một đại gian thần chuyên xúi giục Trụ Vương làm điều càn bậy, vô đạo. Sau khi chết thành thần của sự dối trá, ngụy biện, xuyên tạc.
6/ LỤC BẠCH – VŨ KHÚC Thiên tượng: Tượng trưng cho trời, tuyết, mưa đá. Khí tượng là thời điểm giữa mùa thu và mùa đông. Địa tượng: phía Tây bắc, tượng trưng cho kinh đô, quận huyện, nơi có địa hình đẹp, nơi có địa thế cao, tròn và ở trên, nơi dụng võ
• Thành viên gia đình : Tượng trưng cho cha, chồng, vua, quan lại quyền quý, thủ lĩnh, thương gia, thống soái. Tính tình cương trực, mạnh mẽ, ưa vận động mà không nghỉ ngơi. Với khí quan trên cơ thể là đầu, cổ, xương, phổi Vật tượng: Hình tròn, màu trắng, màu của trời đất. Với nhà cửa tượng trưng cho phòng khách, ngôi nhà lớn, lâu đài, nhà hướng Tây bắc. Với động vật tượng trưng cho ngựa, voi, sư tử, thiên nga, đại bàng, chó, lợn. Với thực vật tượng trưng cho hoa quả. Với đồ vật tượng trưng cho đồ trang sức, châu báu, đồ bằng vàng ngọc, mũ miện, gương tròn, chuông đỉnh, pha lê, tiền xu. Với vũ khí tượng trưng cho đao, kiếm, vật cứng. Ngũ hành của Lục bạch là Kim, màu sắc trắng, phương vị Tây bắc, thuộc cung Càn, số tương ứng 6 Khi Vũ khúc đắc vận chủ lắm của đông người, quyền cao, chức trọng, phát lớn về nghiệp võ, uy danh lững lẫy bốn phương. Đây là cát tinh thứ ba trong Cửu tinh. Khi Vũ khúc thất vận dễ dính líu đến kiện tụng, hoặc vất vả chốn quan trường, lại dễ bị đau đầu, đau ngực, bị thương tích do kim loại. Với gia đình chủ hình hại vợ con, phải sống cô đơn, không nơi nương tựa. (Tương truyền Vũ khúc là hóa thân của vua Vũ vương Cơ Phát nhà Chu, có tài thao lược về quân sự, lại giỏi chăm lo việc kinh tế, khi ông qua đời được phong làm thần cai quan việc quân sự và tài sản)
7/ THẤT XÍCH – PHÁ QUÂN Thiên tượng: Tượng trưng cho nước mưa, sương, sao băng. Khí tượng mùa thu. Địa tượng: Phía chính Tây, tượng cho ao đầm, giếng bỏ hoang, vùng núi sạt lở .
• Thành viên gia đình : Tượng trưng cho thiếu nữ, chi út, nô tì, thầy bói, đồng cốt, ca kỹ, vũ nữ, đào kép, thuyết khách, môi giới. Tính tính quyết đoán mà được lợi, hay lắm điều, vui vẻ, gặp sao hay vậy, nói năng xằng bậy, làm điều phi pháp, xúi dục gây chuyện, tuyên truyền du thuyết, đặt điều nói xấu. Với khí quan trên cơ thể, tượng trưng cho miệng, lưỡi, cổ họng, phổi, bàng quang, cơ quan sinh sản. Vật tượng: Hình dáng khiếm khuyết (khuyết miệng, khuyết cạnh, khuyết góc, khuyết tường). Màu trắng. Ứng với nhà ở phía Tây, nhà gần sông. Với động vật tượng trưng cho dê, cá, gà, chim, hươu, vượn, hổ, báo. Với đồ ăn tượng trưng cho bánh, kẹo ngọt. Với đồ vật tượng trưng cho đao, kích rìu, cuốc, ly rượu, vại sành, đồ vàng bạc, nhạc cụ. Ngũ hành thuộc Kim, phương vị chính Tây, thuộc cung Đoài, số tương ứng 7. Thất xích khi đắc vận vượng cả đinh lẫn tài, sự nghiệp phát đạt, chi út phát phúc, phát về nghiệp võ, quan vận hanh thông. Khi sao này thất vận chủ gây chuyện rắc rối, sống lưu lạc làm trộm cướp, chết vì tai nạn chiến tranh, hoặc phải ngồi tù. Với gia đình dễ gây hỏa hoạn, tổn thất nhân khẩu, bị mắc các bệnh về đường hô hấp như phổi, cổ họng, đặc biệt bất lợi cho bé gái (Tương truyền Phá quân là hóa thân của Trụ vương thời Phong thần, chủ về độc tài, bảo thủ, ngang ngạnh, hao tài tốn của, phá hoại)
8/ BÁT BẠCH – TẢ PHÙ Thiên tượng: Tượng trưng cho mây, sao, khói. Khí tượng là thời điểm giữa mùa đông đến mùa xuân Địa tượng: Tượng trưng cho núi, đá, phía Đông bắc, đường trên núi, thành phố núi, gò đồi, mồ mả .
• Thành viên gia đình : Tượng trưng cho thiếu nam, quân tử, thư đồng, tiều phu, người nhàn hạ, người bảo lãnh. Tính tình ổn định, chần chừ, do dự, đa nghi, không quyết đoán. Với khí quan trên cơ thể , tượng trưng cho ngón tay, tay, lưng, mũi, sườn, dạ dày, xương Vật tượng: Hình dáng như gò đồi. Màu vàng. Với nhà cửa, tượng trưng cho cửa, chòi canh, đường hầm trên núi, chùa chiền, tường cửa, nhà trên núi, nhà đất, khe núi. Với động vật, tượng trưng cho chó, chuột, hổ, cáo, trâu. Với thực vật, tượng trưng cho cây cứng nhiều đốt, dưa leo, khoai tây. Với đồ vật, tượng trưng cho cáy cày, áo giáp, đồ nung đúc, đồ sành, nồi, đồ sứ, hộp, túi vải. Bát bạch là sao hành Thổ, phương vị Đông bắc, cung Cấn, số tương ứng 8 Khi sinh vượng chủ công danh phú quý, nên lập nghiệp để vượng tài, nghỉ ngơi dưỡng sức. Do sao này có bản tính hiền lành, hiếu nghĩa trung lương, có thể hóa giải hung sát, cho nên Tả phù là cát tinh thứ hai trong Cửu tinh Gặp lúc thất vận chủ tổn hại đến trẻ nhỏ, bị các bệnh liên quan đến tay chân, gân cốt, sống lưng, trướng bụng (Tả phụ còn gọi là sao Quý nhân, là sao phù trợ của chòm sao Bắc Đẩu)
9/ CỬU TỬ - HỮU BẬT Thiên tượng: Tượng trưng cho mặt trời, lửa trời, chớp, ánh lửa, cầu vồng, đá hộ mệnh. Khí tượng là mùa hè. Địa tượng: Phía chính Nam, tượng trưng cho bếp đun, bếp lò, nơi khô ráo, cung điện, đại sảnh, phòng chính, phòng bếp, nhà phía nam, cửa số thoáng đãng, mộ hướng nam, anh đèn, ánh nến, ngọn lửa.
• Thành viên gia đình : Tượng trưng cho trung nữ, văn nhân, người mắc bệnh về mắt, người đội mũ và mặc áo giáp. Tính khô và mạnh mẽ, chú trong hư vinh. Với khí quan trên cơ thể, tượng trưng cho mắt, tim, tam tiêu, bụng. Vật tượng: Hình nhọn hoắt, như ngọn lửa. Màu đỏ, màu đỏ tía. Với động vật tượng trưng cho rùa, ba ba, trai, cua, càng cua, ngao sò, bọ cánh cứng. Với đồ vật tượng trưng cho vật ngoài cứng trong mềm, mai và yếm rùa, binh khí, cành khô, đèn đuốc, mành che cửa, vật bên trong rỗng. Cửu tử hành hỏa, Phương vị chính Nam, thuộc cung Ly, số tương ứng là 9. Khi sinh vương thì phát phúc rất nhanh, vượng cả đinh lẫn tài, sự nghiệp ổn định lại có tài văn chương xuấ chúng, nên hiển đạt chóng vánh, đặc biệt phát phúc cho chi thứ. Khi lâm suy tử chủ tính tình kiên cường, khí khái, dễ bị hỏa hoạn. Với thân thể, dễ bị thổ huyết, bị điên, khó sinh, bệnh về tim và mạch máu. Hữu bật còn gọi là dịch mã , là trợ tinh của chòm sao Bắc Đẩu, trong phong thủy chủ về thi cử đỗ đạt
Nhận xét
Đăng nhận xét